Tập trung kiếm tiền nào các bạn
PHƯƠNG PHÁP TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG
( Đầu năm mới 2016 viết tặng các bạn một bài )
Với những người làm lao động trí óc, kể cả trong học tập, việc tập trung tư tưởng có vai trò vô cùng quan trọng. Những người thành đạt thường có khả năng tập trung tư tưởng rất cao. Thế mà có một số bạn than phiền là rất khó làm được việc đó và yêu cầu được chỉ bảo cách khắc phục. Viết bài này tôi hy vọng giúp được một chút nào đó cho các bạn ấy. Trong bài dùng từ “công việc” để chỉ chung những việc lao động trí óc và việc học bao gồm nghe giảng, đọc hoặc tham khảo tài liệu, làm bài thực hành, ôn tập v.v…( bài hơi dài, đăng làm 2 lần ).
I-CÁI LỢI CỦA SỰ TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG
Tập trung tư tưởng ( TTTT- hoặc tập trung thinh thần ) là để hết tâm tư vào một công việc, ngoài việc ấy ra không để ý gì đến việc nào khác.
TTTT có nhiều cái lợi, công việc đạt chất lượng, năng suất và hiệu quả cao, tránh được những sai sót do vô ý, làm tăng tiến trí nhớ, có thể phát hiện được những điều thuộc bản chất còn bị ẩn dấu của các sự vật, có thể làm phát sinh ý tưởng và khả năng sáng tạo, giúp con người trở nên hoàn thiện.
II- NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ KÉM TẬP TRUNG
Có nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng xấu đến việc TTTT. Về chủ quan có nguyên nhân sinh lý và tâm lý.
Nguyên nhân sinh lý chủ yếu là do cấu tạo yếu kém của bộ não và khi não là bình thường thì đó là do thiểu năng tuần hoàn não ( TNTHN – thực ra là thiếu ôxy cho tế bào não ). Để biết bạn có bị TNTHN hay không thì việc cơ bản là khám chuyên khoa. Thường thì TNTHN xẩy ra với người cao tuổi, tuy vậy thanh niên lao động trí óc nhiều cũng có thể mắc phải. Một phần khác trong nguyên nhan sinh lý là do yếu sức khỏe, bị thiếu dinh dưỡng hoặc bị một bệnh tật nào đó làm cho ốm đau, mệt mỏi.
Nguyên nhân tâm lý thể hiện ra nhiều triệu chứng khác nhau, có thể kể ra một số như :
+ Thiếu say mê, hứng thú , nhiệt tình trong công việc; + Không chịu tập trung chú ý, để cho tư tưởng bị phân tán; + Có thói quen lơ là, không chuyên tâm vào công việc, thiếu nhẫn nại; + Bị chi phối bởi việc khác; + Do nóng vội, muốn làm ngay cho mau xong việc; + Do bị mệt mỏi sau một quá trình căng thẳng; + Do chủ quan, tưởng đã nắm được vấn đề, không cần chú ý thêm.
III-KHẮC PHỤC NGUYÊN NHÂN SINH LÝ
Những triệu chứng như hay bị váng đầu, bị choáng, trong người mệt mỏi…là dễ thấy. TNTHN ở thể nhẹ thì tự mình khó phát hiện, phải khám bệnh mới biết được.
Khi đã biết là bị TNTHN thì cần có kế hoạch điều trị. Trong lúc chờ đợi những biện pháp có hiệu quả do thầy thuốc giỏi tư vấn, tôi xin mách một vài hiểu biết như sau : Dùng các thuốc đông dược như Hoạt huyết dưỡng não, Tuần hoàn não Thái dương, Hoạt huyết nhất nhất, thuốc tây dược như Cebraton, Unibrain, Vipocetin…, dùng gốc của cây đinh lăng sắc nước hoặc ngâm rượu, dùng các thực phẩm phổ thông mà bổ dưỡng cho não như bí đỏ, gấc, đậu tương, vừng, hạt sen…Xoa bóp từ nhẹ đến mạnh dần vùng vai gáy , phía sau cổ và mép dưới của xương sọ, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, bảo đảm giấc ngủ, tập đi bộ, tập thở sâu…, trong đó xoa bóp vung vai, gáy, cổ và thở sâu rất quan trọng.
IV-KHẮC PHỤC NGUYÊN NHÂN TÂM LÝ TIÊU CỰC
Đây là vấn đề cơ bản đối với số đông. Những vấn đề tâm lý tiêu cực ban đầu chỉ là sự lười nhác, buông thả chốc lát, dần dần thành thói quen. Mà khi đã thành thói quen thì việc khắc phục, từ bỏ được là rất khó khăn, cần phải có một quyết tâm cao, một năng lượng lớn. Ban đầu phải nhận thức đúng, thấy được sự cần thiết của khả năng TTTT, phải phân tích xem sự kém tập trung của mình có nguyên nhân từ đâu, từ đó mới có quyết tâm và biện pháp phù hợp.
1-Tạo sự say mê, hứng thú, nhiệt tình. Đây là trạng thái tâm lý cơ bản nhất cần có khi làm các công việc cần thiết, quan trọng. Khi bắt đầu công việc có thể rơi vào 1 trong các trạng thái :
A-Bạn đã thích thú rồi dần dần say mê thì tốt, cần duy trì sự say mê đó.
B-Bạn thờ ơ, chỉ muốn làm cho qua chuyện. Hãy bình tĩnh và khách quan phân tích xem công việc thuộc loại nào. Nếu công việc thuộc loại tầm phào, làm cũng được, không cũng được thì tốt nhất là không làm để tiết kiệm sức lực và thời gian. Khi công việc là cần thiết, có ích lợi hoặc là nhiệm vụ bắt buộc thì phải cố tìm thấy cái cần, cái hay, tự động viên là mình thích, rồi dần dần sẽ thích thật sự. Khi nói ta THÍCH ( hoặc yêu ) việc này,( cái này, người này ) thì cần phân biệt 2 trường hợp. TH 1- thích là một trạng thái tình cảm, tự nó, không có sự can thiệp của lý trí. TH 2-thích là một hành động do sự điều khiển của lý trí. Ban đầu chưa có sự thích tình cảm, cần dùng lý trí để có hành động thích, rồi dần dần từ hành động sẽ chuyển thành tình cảm. Tự động viên mình thích là thích theo nghĩa thứ 2 này.
C- Bạn bị bắt buộc, không thích mà còn chán, thế thì phải nhanh chóng phân tích công việc như trường hợp B, ngoài ra còn phải tìm xem cái gì làm bạn chán rồi hạ quyết tâm khắc phục. Cái làm bạn chán có thể là vì quá khó, không hiểu, có thể là quá tầm thường, có thể là tâm trạng bạn đang bị chi phối bởi một việc quan trọng và cấp thiết hơn. Nếu gặp vấn đề khó thì tự động viên là phải tập trung cao hơn để có thể hiểu được nhiều hơn, chỉ mới thấy khó mà vội chán thì đó là kẻ lười biếng, thiếu ý chí. Nếu vấn đề quá tầm thường, tự nhủ, chắc rồi trong đó sẽ có cái hay, cần tập trung mới phát hiện ra được.
Cũng có trường hợp tạo nên sự thích thú bằng sự tò mò, muốn khám phá sự bí mật, muốn tìm cho ra câu trả lời chính xác về một vấn đề. Tò mò để tìm bí mật đời tư của người khác là thói xấu cần tránh, còn tò mò để khám phá tự nhiên là khoa học.
2-Tạo sự tập trung chú ý, tập trung suy nghĩ. Làm công việc gì thì cần tập trung chú ý vào việc đó, chớ có hời hợt. Tập trung suy nghĩ về công việc hoặc chú ý khi xem tài liệu là chủ động. Tập trung khi nghe có phần bị động. Dù chủ động hay bị động thì cũng phải có khả năng duy trì sự chú ý trong thời gian càng dài càng tốt. Với người lớn phải có khả năng tập trung chú ý từ 30 phút đến trên 1 giờ mới là bình thường. Nhược điểm là chỉ có thể tập trung trong thời gian ngắn. Khi chưa quen tập trung chú ý lâu dài thì phải luyện tập. Bài tập cơ bản là chú ý trong quan sát ( chủ động ), rồi tập nghe ( bị động ), rồi đọc sách hoặc nghiên cứu tài liệu ( chủ động ở mức cao hơn) . Thí dụ quan sát một bông hoa, không phải chỉ xem qua mà xem rất kỹ từ tổng thể đến chi tiết, xem đi xem lại đến từng chấm li ti trên mỗi cánh hoa. Tập trung chú ý nghe một buổi phát thanh trên 30 phút…Để nâng cao khả năng tập trung thì nên tập THIỀN, đó là việc chủ động tạo ra trạng thái yên tĩnh của não bộ ( không suy nghĩ ) trong khi vẫn thức, vẫn tỉnh táo.
3-Chuyên tâm và nhẫn nại. Trừ rất ít nhân tài có khả năng làm một số việc đồng thời, phần lớn người thường, trong một thời gian chỉ có thể làm tốt một công việc. Như vậy trước lúc làm việc gì, học cái gì cần suy xét kỹ để khi bắt đầu công việc thì chuyên tâm làm cho xong theo kế hoạch, không bỏ giữa chừng để chuyển sang việc khác, mặc dù tạm thời thấy việc khác hay hơn. Chỉ nên bỏ việc đang làm để chuyển sang việc khác trong một số trường hợp thật đặc biệt như là : + Phát hiện ra việc đang làm là sai, cần phải từ bỏ. + Việc khác là quá cấp thiết và quan trọng. Cần tập luyện đức tính kiên trì, nhẫn nại, bền bỉ ngay từ lúc còn bé, từ trong các trò chơi, trong việc giải các bài toàn hoặc câu đố khó. Để có chuyên tâm và nhẫn nại trong công việc cần đặt ra và tuân theo một kỷ luật bắt buộc. Khi bạn chưa có được đức tính chuyên tâm và nhẫn nại cần thiết thì mỗi ngày nên chọn ra một công việc để luyện tập, tập dần để thành thói quen tốt. Ban đầu, khi chưa thành thói quen thì nên viết kế hoạch ra giấy, để nơi dễ thấy. ( còn tiếp)
Theo gs Nguyễn Đình Cống
byThuốc cialis 10 20 mg mua bán ở đâu tại TPHCM Hà Nội 0936700000
in
10:08
Tập trung kiếm tiền nào các bạn PHƯƠNG PHÁP TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG ( Đầu năm mới 2016 viết tặng các bạn một bài ) Với những người làm l...